Top 9 Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0 – 6 Tuổi tốt nhất

Các phương pháp giáo dục sớm được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là “giai đoạn vàng” của não bộ nên trẻ có thể tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhanh chóng. Nếu được giáo dục phù hợp, trẻ sẽ có nền tảng vững chắc, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện sau này.

Giáo dục sớm là gì? Lợi ích mang lại

Giáo dục có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách, trang bị kỹ năng và kiến thức. Ngày nay, công tác giáo dục rất được chú trọng để có thể tạo nên thế hệ tương lai với đầy đủ phẩm chất và năng lực cao. Không ít phụ huynh đã tìm hiểu và tiếp cận với các phương pháp giáo dục sớm để có thể dạy trẻ hiệu quả trong những năm đầu đời.

Giáo dục sớm được hiểu là các phương pháp giáo dục được áp dụng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi ngay từ khi còn là bào thai. Những phương pháp này được thiết kế phù hợp với độ tuổi giúp trẻ phát triển não bộ, tạo tiền để cho sự phát triển toàn diện sau này.

phương pháp giáo dục sớm là gì
Can thiệp giáo dục sớm giúp não bộ của trẻ phát triển tối đa, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai

Tính đến nay, đã có rất nhiều phương pháp giáo dục mới ra đời và được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu, lựa chọn phương pháp phù hợp. Ở giai đoạn 0 – 6 tuổi, trọng tâm của giáo dục làm xây dựng môi trường thuận lợi để trẻ phát triển não bộ và làm phong phú đời sống tinh thần, nuôi dưỡng, đa dạng xúc cảm.

Nhìn chung, giáo dục sớm mang đến những lợi ích như sau:

  • Trang bị nền tảng vững chắc, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện về sau
  • Khai mở trí tưởng tượng, kích thích khả năng tư duy
  • Giúp trẻ phát huy thế mạnh, tiềm năng của bản thân
  • Tạo cho trẻ hứng thú và sự tập trung khi học tập
  • Giúp trẻ linh hoạt, tự tin hơn và chủ động xử lý các tình huống gặp phải
  • Nuôi dưỡng tình yêu thương, biết sẻ chia và đồng cảm với mọi người xung quanh
  • Học cách tôn trọng bản thân và người khác
  • Rèn luyện những đức tính tốt như nhẫn nại, kiên trì, can đảm, siêng năng…

9 Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 6 tuổi được áp dụng rộng rãi

Trước đây, đa phần các bậc phụ huynh đều không quá quan tâm đến giáo dục cho trẻ ở giai đoạn trước 6 tuổi. Tuy nhiên, đây lại là “thời điểm vàng” não bộ có thể tiếp thu, học hỏi một cách nhanh chóng.

Khi đánh giá sự phát triển não bộ của trẻ từ 0 – 6 tuổi, các chuyên gia nhận thấy não phát triển rất nhanh trong giai đoạn này – đặc biệt là từ 0 – 3 tuổi. Nếu được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ được trang bị nền tảng vững chắc để có thể học tập, phát triển bản thân toàn diện trong tương lai.

Như đã đề cập, hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Dưới đây là 9 phương pháp được đánh giá cao và công nhận trên cơ sở khoa học, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để chọn được cách giáo dục phù hợp với trẻ:

1. Phương pháp giáo dục Montessori

Montessori là một trong những phương pháp giáo dục sớm phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được đặt theo tên của người sáng lập – Nhà Giáo dục học người Ý Maria Montessori. Sinh ra vào thế kỷ 19 – khi mà vị thế của người phụ nữ chưa được coi trọng, bà vẫn nỗ lực học tập và miệt mài với công việc nghiên cứu.

Maria Montessori là người phụ nữ đầu tiên trở thành tiến sĩ y khoa của nước Ý. Cho đến nay, những nghiên cứu của bà vẫn được các chuyên gia đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục. Nguyên tắc của phương pháp giáo dục sớm Montessori là tạo môi trường thân thiện, lý tưởng với giáo cụ riêng biệt nhằm thúc đẩy tiềm năng của trẻ.

phương pháp giáo dục sớm
Phương pháp giáo dục Montessori đặt trẻ ở vị trí trung tâm, cho phép trẻ tự do học tập và vui chơi theo sở thích

Phương pháp Montessori dạy trẻ kỹ năng và kiến thức ở những lĩnh vực sau:

  • Thực hành cuộc sống: Trẻ sẽ được dạy và trang bị những kỹ năng cần thiết để tự phục vụ bản thân như tự ăn uống, tự thay quần áo, tự dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc… Ngoài ra, trẻ sẽ được dạy thêm một số kỹ năng như tưới cây, trồng cây, quét nhà.
  • Giác quan: Các giáo cụ trong phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ từ 0 – 6 tuổi phát triển toàn diện các giác quan như xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác. Sự hoàn thiện của 5 giác quan sẽ giúp trẻ thuận lợi khi học tập và phát triển thể chất.
  • Ngôn ngữ: Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là thời điểm trẻ tiếp thu nhanh ngôn ngữ nói và hình thể. Thông qua các hoạt động ca hát, kể chuyện, đọc sách… khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ được kích thích, hạn chế tình trạng trẻ chậm nói, không có nhu cầu giao tiếp.
  • Văn hóa: Thông qua các hình thức như kể chuyện, phụ huynh có thể trang bị cho bé kiến thức về nghệ thuật, địa lý, lịch sử, khoa học… Những kiến thức cơ bản này sẽ giúp khơi gợi tinh thần tự học của trẻ.
  • Toán học: Trong giai đoạn từ 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nhận diện mặt số, mặt chữ. Thông qua phương pháp Montessori, trẻ sẽ được làm quen với những phép tính đơn giản.

Những ưu điểm của phương pháp Montessori:

  • Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành.
  • Trẻ có thể tự lựa chọn hoạt động để rèn luyện tính tự lập.
  • Trẻ không bị làm phiền trong quá trình học tập.
  • Kết hợp vừa học vừa chơi, mang lại sự hứng thú khi học tập.
  • Không áp đặt trẻ, tôn trọng sự riêng tư của trẻ cả về tính cách, sở thích, nhu cầu.
  • Xây dựng môi trường học tập thân thiện, nói không với những hình thức trừng phạt như đánh đòn, la mắng, phê bình trước lớp.

Phương pháp Montessori hướng đến xây dựng tính tự lập, độc lập ở mỗi trẻ. Phương pháp giảng dạy sinh động tạo cảm giác hào hứng, khai mở sự sáng tạo, kích thích bé tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống. Montessori giảng dạy dựa trên sự phát triển của trẻ thay vì áp dụng chương trình giáo dục theo độ tuổi.

Nhìn chung, Montessori là phương pháp giáo dục sớm phụ huynh nên cân nhắc. Với phương pháp này, trẻ sẽ trở nên tự lập, không quá phụ thuộc vào gia đình. Đa phần những trẻ được giáo dục bằng phương pháp Montessori đều dễ dàng thích nghi khi bước vào môi trường tiểu học.

2. Phương pháp giáo dục sớm HighScope

Nếu muốn giúp trẻ xây dựng tính chủ động và hình thành niềm đam mê học hỏi, HighScope là phương pháp giáo dục sớm bố mẹ có thể xem xét áp dụng. Đây là phương pháp rất được ưa chuộng ở Mỹ và các nước Châu Âu. Hơn nữa, phương pháp HighScope cũng đã được chứng minh về hiệu quả, cụ thể là khoảng 70% trẻ được giáo dục bằng phương pháp này có chỉ số IQ trên 90 khi lên năm tuổi.

phương pháp giáo dục sớm là gì
Phương pháp HighScope tập trung xây dựng tính cách độc lập, linh hoạt và tự tin cho trẻ từ 0 – 6 tuổi

Nội dung chính của phương pháp giáo dục sớm HighScope bao gồm 5 yếu tố:

  • Học tập chủ động
  • Đánh giá
  • Tương tác giữa trẻ và người lớn
  • Môi trường học tập
  • Chuỗi hoạt động hằng ngày

HighScope hướng đến việc giáo dục toàn diện giúp trẻ phát triển và hoàn thiện về mọi mặt. Phương pháp này giúp trẻ trở nên độc lập, tự tin, có trách nhiệm và linh hoạt trong mọi tình huống. Tương tự Montessori, HighScope cũng đặt trẻ ở vị trí trung tâm, khuyến khích trẻ tìm tòi, mở rộng vốn kiến thức thay vì giáo dục một cách áp đặt, khiên cưỡng.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp Reggio Emilia và Montessori | So sánh sự khác biệt

3. Phương pháp Reggio Emilia

Phát triển dựa trên nền tảng lắng nghe suy nghĩ và thấu hiểu nhu cầu của trẻ, phương pháp Reggio Emilia được khá nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để dạy trẻ từ 0 – 6 tuổi. Phương pháp này tập trung vào việc cho trẻ tự do khám phá, tìm tòi, gia tăng khả năng tư duy bằng cách đặt câu hỏi thay vì cung cấp kiến thức một chiều. Học tập dựa trên tinh thần tự nguyện giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh chóng và luôn giữ được sự hào hứng.

Theo các chuyên gia, phương pháp Reggio Emilia phù hợp với trẻ từ 2 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đã có nền tảng về ngôn ngữ và nhận thức cộng với sự hiếu kỳ, tò mò về cuộc sống xung quanh. Vì vậy, phụ huynh có thể khai thác sự tò mò để giúp trẻ tăng vốn kiến thức và trang bị những kỹ năng cần thiết.

Các phương pháp giáo dục sớm
Phương pháp Reggio Emilia quan tâm đến nhu cầu và lắng nghe suy nghĩ của trẻ

Những lợi ích mà phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia mang lại cho trẻ dưới 6 tuổi:

  • Trang bị kiến thức, gia tăng vốn từ… thông qua môi trường xung quanh.
  • Rèn luyện tư duy.
  • Trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Phát triển ngôn ngữ, hoàn thiện về cảm xúc
  • Gia tăng sự gắn kết của trẻ với gia đình, thầy cô
  • Phương pháp giáo dục Reggio Emilia tập trung vào môi trường mở. Vì vậy, gia đình cần phải chọn môi trường phù hợp (sân vườn, công viên, bãi biển…) để có thể thực hiện phương pháp này.

4. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman rất thích hợp cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Phương pháp này tập trung kích thích sự phát triển của não bộ nên có thể áp dụng ngay khi trẻ chào đời. Hiện tại, phương pháp Glenn Doman đang được áp dụng tại 180 quốc gia trên toàn thế giới.

Phương pháp này sử dụng FlashCard (thẻ) hoặc Dot card dựa trên khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải. Tức là khi tiếp nhận hình ảnh, trẻ có thể ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng.

Các phương pháp giáo dục sớm
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman sử dụng FlashCard (thẻ) để giúp trẻ ghi nhớ tốt hình ảnh, nội dung, màu sắc…

Ngoài cách dạy truyền thống là chỉ dạy bằng lời, việc sử dụng card (thẻ) sẽ giúp trẻ ghi nhớ thông tin và phát triển toàn diện ở cả hai bán cầu não. Ngay khi trẻ bập bẹ biết nói, phụ huynh có thể thực hiện phương pháp giáo dục này để đạt được những lợi ích như sau:

  • Kích thích khả năng phân tích, ghi nhớ, tư duy logic…
  • Biết nhận diện chữ số, chữ cái, biết đọc, biết làm toán và hiểu biết về thế giới ngay từ khi còn nhỏ
  • Phát hiện thế mạnh và tạo điều kiện để trẻ phát huy ưu điểm của bản thân
  • Gia tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái
  • Phát triển cả chỉ số IQ và EQ

Phương pháp Glenn Doman được áp dụng rất phổ biến vì cách thức dạy khá đơn giản và giáo dục dễ tìm mua, không phải chuẩn bị quá rườm rà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ kích thích phát triển não phải dựa vào thẻ flashcard. Vì vậy, phụ huynh cần phải kết hợp thêm những phương pháp giáo dục sớm khác để trẻ rèn tính tự lập và chủ động hơn trong học tập.

5. Phương pháp Shichida

Shichida là phương pháp giáo dục sớm do Giáo sư Makoto Shichida phát triển. Ông bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục từ năm 1958 và dành hơn 40 năm tâm huyết về phương pháp giáo dục sớm. Vị giáo sư này mong muốn sáng lập một phương pháp có thể giúp não bộ của trẻ phát triển toàn diện và cân bằng.

Các phương pháp giáo dục sớm
Shichida là phương pháp giáo dục sớm được nhiều bậc phụ huynh áp dụng hiện nay

Ngày nay, phương pháp Shichida không chỉ được áp dụng ở Nhật Bản mà đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này tập trung dạy trẻ những kiến thức và kỹ năng để thành công trong cuộc sống. Thông qua xây dựng môi trường thuận lợi, trẻ có thể phát huy hết khả năng thiên bẩm của mình.

Theo giáo sư Makoto Shichida, mỗi đứa trẻ đều khả năng bẩm sinh riêng biệt. Nếu được giáo dục đúng cách, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện cả tinh thần, trí tuệ và thể chất. Phương pháp giáo dục sớm Shichida thích hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tháng tuổi.

Nội dung chính của phương pháp giáo dục sớm Shichida:

  • Nhận biết màu sắc.
  • Phân biệt hình dáng.
  • Dạy trẻ cảm thụ âm thanh và phát triển thính giác.
  • Dùng hình ảnh minh họa, Flashcard.
  • Nhận biết kích thước.
  • Rèn luyện các ngón tay.
  • Phát triển toàn diện 5 giác quan.

Khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm Shichida cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, bố mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vì con vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Ngoài ra, không nên tập trung vào khuyết điểm mà hãy để trẻ tự do phát triển theo khả năng. Khi dạy dỗ, nên bày tỏ sự yêu thương và tỏ ra nghiêm khắc khi cần.

6. Phương pháp STEAM

Phương pháp STEAM là viết tắt của 5 lĩnh vực bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học). Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non.

Thông qua phương pháp này, trẻ sẽ được cung cấp kiến thức tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực để có kỹ năng giải quyết nhiều vấn đề, tình huống và phát triển tư duy đa chiều. Bên cạnh đó, trẻ còn được trang bị kỹ năng truy vấn, đặt vấn đề, kỹ năng hợp tác, quan sát…

Các phương pháp giáo dục sớm
Phương pháp STEAM cung cấp kiến thức một cách tổng quát thông qua hoạt động vui chơi, trò chuyện, vẽ tranh…

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp STEAM là truyền cảm hứng học tập. Thay vì giảng dạy một chiều, trong phương pháp này, trẻ sẽ được tự do khám phá, tìm tòi kết hợp học tập và vui chơi. Mặc dù học tập tự do nhưng trẻ có thể tiếp thu một lượng lớn kiến thức và trang bị nhiều kỹ năng cần thiết.

Cả STEAM và Reggio Emilia đều đặt trẻ ở vị trí trung tâm để phát triển các kỹ năng mềm, giúp trẻ khai phá và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, STEAM tập trung ứng dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua hoạt động chế tạo, thí nghiệm. Kiến thức được cung cấp một cách tổng hợp thay vì chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực.

7. Phương án không tuổi

Phương án không tuổi là cuốn sách của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Feng De Quan). Ông được mệnh danh là cha đẻ của phương pháp giáo dục sớm ở Trung Quốc. Với mong muốn mang đến phương pháp giáo dục lý tưởng để tạo nên thế hệ phát triển toàn diện, giáo sư đã nghiên cứu và cho ra mắt cuốn sách “Phương án không tuổi”.

Phương án không tuổi có thể nói là phương pháp giáo dục sớm nhất, có thể áp dụng ngay cả khi đang mang thai. Chủ trương của phương án này giáo dục “mở”. Nghĩa là học trong trò chơi, dạy trong linh hoạt, người dạy có ý mà người học vô ý… Cứ như vậy, trẻ có thể tiếp thu một lượng lớn kiến thức, kỹ năng vô cùng tự nhiên mà không áp đặt, khiên cưỡng.

các phương pháp giáo dục sớm cho bé 1 tuổi
Phương án không tuổi có thể thực hiện ngay khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ

Khi giảng dạy, cần thể hiện tình yêu thương nhưng không được quá nuông chiều. Khích lệ, làm gương để trẻ noi theo. Nếu thực hiện thành công “phương án không tuổi”, trẻ sẽ có nền tảng vô cùng vững chắc để phát triển sau này.

Khi giáo dục sớm bằng phương án không tuổi, phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Bắt đầu ngay từ khi 0 tuổi.
  • Cần phải khơi dậy niềm đam mê, hứng thú với học tập.
  • Bày tỏ sự tin tưởng, khích lệ động viên, không trách mắng và phê bình trẻ.
  • Biến khó thành dễ (Kỹ năng, kiến thức nào càng khó thì càng phải tiếp xúc từ sớm).
  • Nguyên tắc “dạy có chủ ý và lý trí, học trong sự vui vẻ và vô tư”.
  • Giáo dục sớm từ gia đình và trường mầm non.

Nếu như các phương pháp giáo dục sớm chú trọng phát triển trí não thì phương án không tuổi đề cao bồi dưỡng tính cách và phẩm chất tốt đẹp. Sau đó, mới bắt đầu dạy chữ, nhận diện đồ vật, phát triển toàn diện các giác quan…

8. Phương pháp giáo dục của Mexico

Phương pháp giáo dục của Mexico không được nghiên cứu bởi các giáo sư hay nhà giáo dục học mà hoàn toàn là cách giáo dục truyền thống của các bà mẹ Mexico. Điểm đặc biệt của phương pháp này là xem mỗi đứa trẻ là cá thể riêng biệt, tôn trọng và không so sánh con với bất cứ đứa trẻ nào khác. Đồng thời, bản thân mẹ là người hiểu con cái nhất nên sẽ không hỏi ý kiến hay lắng nghe góp ý từ bất cứ ai.

Phương pháp giáo dục của Mexico không yêu cầu con cái phải ngoan ngoãn, vâng lời, họ để con cái phát triển một cách tự nhiên. Vai trò của cha mẹ là điều chỉnh để con có thể thích nghi và hòa nhập cuộc sống một cách thuận lợi.

Các bậc phụ huynh người Mexico không ép buộc con phải học giỏi, phải thành công. Thay vào đó, họ tôn trọng bản sắc riêng, khuyến khích con theo đuổi đam mê và phát huy thế mạnh của bản thân. Nhờ cách giáo dục này, người Mexico nổi bật với khả năng sinh tồn, thích nghi nhanh chóng.

9. Phương pháp giáo dục kiểu Mỹ

Mỹ là cường quốc với nền giáo dục hàng đầu, toàn diện nhất trên thế giới. Bằng chứng là quốc gia này có nhiều ngôi trường danh giá với rất nhiều thiên tài trong hầu hết các lĩnh vực.

các phương pháp giáo dục sớm cho bé 1 tuổi
Phương pháp giáo dục kiểu Mỹ tập trung xây dựng cho trẻ tính tự lập và kỹ năng để tự phục vụ bản thân

Nếu như cha mẹ Việt săn sóc con cái quá mức thì các bậc phụ huynh ở Mỹ lại dạy con lối sống độc lập ngay từ khi con nhỏ. Trẻ sẽ được rèn luyện đức tính tự lập để có thể chủ động mọi thứ mà không phải phụ thuộc vào gia đình. Tùy theo độ tuổi, cha mẹ sẽ dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để tự phục vụ bản thân.

Phương pháp giáo dục kiểu Mỹ không áp đặt và giáo dục hà khắc. Thay vào đó, cha mẹ tôn trọng mọi thứ của con cái từ nhu cầu, sở thích, mong muốn. Con cái không nhất thiết phải nghe lời bố mẹ mà có thể tự đưa ra lựa chọn dựa trên mong muốn của bản thân.

Một lý do khác giúp phương pháp giáo dục kiểu Mỹ được ưa chuộng là xây dựng cho trẻ tính trách nhiệm, dễ dàng thích nghi và hòa nhập cộng đồng. Không áp đặt con cái học tập, cha mẹ ở Mỹ khuyến khích con tìm tòi, sáng tạo và học hỏi những điều bản thân cảm thấy hứng thú.

Có thể nói, tôn trọng con và để trẻ phát triển tự do là “chìa khóa” của phương pháp giáo dục kiểu Mỹ. Với cách giáo dục này, trẻ có thể tự lập sớm, thấu hiểu bản thân, có thể tự đưa ra những quyết định quan trọng mà không bị chi phối bởi bố mẹ và những người xung quanh.

Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 6 tuổi

Ở nước ta, giáo dục sớm chưa thật sự được chú trọng. Giáo dục chỉ được quan tâm khi trẻ lên 6 tuổi nhưng đây là giai đoạn não bộ đã hoàn thiện 90%. Nếu không can thiệp sớm, bố mẹ có thể bỏ lỡ mất “thời điểm vàng” khi mà não bộ đang phát triển với cấp số nhân.

các phương pháp giáo dục sớm cho bé 1 tuổi
Nên kết hợp giáo dục sớm tại nhà và trường học… để đạt kết quả tốt nhất

Hiện nay, nhiều phương pháp giáo dục sớm đã được du nhập vào nước ta, tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh tiếp cận với những phương pháp hiện đại nhất trên thế giới. Lợi ích của giáo dục sớm đã được chứng minh, thế nhưng trước khi áp dụng, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên hiểu rõ bản chất của giáo dục sớm là giúp trẻ phát triển toàn diện bằng cách kích thích sự phát triển của não bộ, khả năng tìm tòi, sáng tạo… Trang bị cho trẻ kỹ năng mềm để phục vụ bản thân và hòa nhập cuộc sống. Giáo dục sớm không được thực hiện với mục đích đào tạo thần đồng.
  • Trước những lợi ích được cam kết, không ít các bậc phụ huynh nôn nóng và vô tình tạo áp lực cho con trẻ. Khi can thiệp giáo dục sớm, hãy để trẻ phát triển và học tập tự nhiên dựa trên khả năng của bản thân.
  • Với nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, không ít phụ huynh lăn tăn không biết phương pháp nào phù hợp với con. Để đạt hiệu quả, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ, đánh giá ưu điểm, nguyên tắc, lợi ích… trước khi lựa chọn. Phương pháp được chọn phải phù hợp với trẻ và cả bố mẹ.
  • Ngoài giáo dục tại nhà, bố mẹ nên chọn cho trẻ trường mầm non đang thực hiện các phương pháp giáo dục sớm để đạt được hiệu quả cao nhất.

Không bao giờ là quá sớm để giáo dục con trẻ, vì vậy các bậc phụ huynh nên cân nhắc can thiệp giáo dục ngay từ khi trẻ còn là bào thai. Hy vọng với những thông tin trên, cha mẹ đã tìm ra phương pháp giáo dục sớm phù hợp với trẻ từ 0 – 6 tuổi.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non được áp dụng đa dạng nhằm tạo ra nền tảng vững chắc và tích cực...

Tâm lý của trẻ em 7 tuổi.
Tâm lý của trẻ 7 tuổi: Những điều cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Sự phát triển tâm lý của trẻ 7 tuổi được xem là cột mốc đánh dấu những thay đổi trong tính cách, ý thức và...

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 - 5 Tuổi
Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 Tuổi và Cách nắm bắt, chăm sóc

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 tuổi có những thay đổi nhất định mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và nắm...

nuôi con thời hiện đại
Nuôi con thời hiện đại – Kỹ năng ba mẹ cần trang bị

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nuôi con thời hiện đại không chỉ đơn thuần là dạy con kỹ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort