Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước? Giải đáp thắc mắc

Nhìn thấy những bước đi, tiếng nói đầu đời của con chính là niềm ao ước và hạnh phúc nhất của những bậc làm ba mẹ. Tuy nhiên, việc không thể xác định được thời gian và biết rõ về vấn đề trẻ con biết đi trước hay biết nói trước khiến cho nhiều bậc phụ huynh bỏ lỡ khoảnh khắc đáng nhớ này.

Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước
Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước hiện đang là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc và quan tâm.

Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước? Chuyên gia giải đáp

Bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn con cái phát triển toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh thường dành hết sự quan tâm, yêu thương đối với con nhỏ và mong ngóng từng ngày về sự thay đổi, trưởng thành của con.

Theo chia sẻ thì các chuyên gia thì trẻ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Lúc này trẻ sẽ dần phát triển về thể chất, nhận thức và bắt đầu hình thành các kỹ năng sống cơ bản để thích nghi tốt với môi trường xung quanh.

Trong thực tế, hầu hết những ai đã từng làm ba mẹ sẽ hiểu được cảm giác hạnh phúc vô bờ bến khi chứng kiến con chập chững đi những bước chân đầu tiên và bậc ra những tiếng nói đầu đời. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có tốc độ phát triển ngôn ngữ, vận động giống nhau nên việc xác định trẻ con biết đi trước hay biết nói trước cũng không hoàn toàn chính xác.

Có những trẻ biết đi trước nhưng cũng có không ít trẻ biết nói trước hoặc cả hai kỹ năng đó xuất hiện đồng thời, phát triển song hành với nhau. Tùy vào khả năng và tốc độ phát triển riêng của mỗi đứa trẻ mà trẻ có thể biết nói trước hoặc biết đi trước.

1. Tốc độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời chính là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Lời nói chính là cách giao tiếp, kết nối hiệu quả và quan trọng đối với đời sống của mỗi con người.

Nhờ có ngôn ngữ, lời nói mà chúng ta có thể dễ dàng hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của nhau và bày tỏ những quan điểm, ý kiến cá nhân một cách rành mạch, rõ ràng. Những năm tháng đầu đời chính là giai đoạn trẻ nhỏ bắt đầu tiếp cận, tìm hiểu và tích lũy vốn từ thông qua quá trình quan sát, lắng nghe và bắt chước.

Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước
Dựa vào tốc độ phát triển ngôn ngữ thì trẻ từ 6 đến 12 tháng đã có thể nói được những từ đơn giản như “ba”, “ma”,…

Trong thực tế, trẻ từ hơn 3 tháng tuổi đã có thể tạo ra các âm thanh đơn giản và tương tác bằng ánh mắt, nụ cười với những người xung quanh. Từ khoảng 8 đến 12 tháng trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản và có những hành động giao tiếp linh hoạt.

Cụ thể, một số mốc phát triển ngôn ngữ chung của trẻ qua từng giai đoạn như sau:

Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi

  • Trẻ chủ yếu sẽ dùng tiếng khóc để tương tác và biểu hiện về các cảm xúc, mong muốn của bản thân.
  • Biết quay đầu về hướng có âm thanh.
  • Tạo ra các âm thanh như ê, a, gừ gừ,…

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

  • Trẻ biết cười khi giao tiếp với mọi người xung quanh
  • Biết khóc khi cảm thấy đói, khó chịu.
  • Biết tạo ra hoặc bắt chước các âm thanh đơn giản.
  • Có thể cười thành tiếng

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ có phản ứng, quay đầu tìm kiếm khi được gọi tên
  • Trẻ hiểu và biết dừng hành động của mình khi người khác nói “Không”.
  • Trẻ bắt đầu biết nói những từ cơ bản thân như “mama”, “baba”, “dada”,…
  • Biết bắt chước các cử chỉ như vẫy tay, gật đầu, lắc đầu,…
  • Biết chỉ vào các đồ vật mà mình yêu thích.

Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

  • Trẻ nói được những từ đơn giản như “baba”, “mama”, “bà”, “gà”,…biết nói khoảng 25 từ.
  • Có thể thực hiện được các động tác đơn giản như vẫy tay, lắc đầu, gật đầu, cúi chào,…
  • Có thể dùng tay chỉ vào các đồ vật mà mình muốn.
  • Biết phân biệt các bộ phận trên cơ thể.
  • Có thể hiểu và phản ứng với những yêu cầu đơn giản của ba mẹ, người thân.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi

  • Vốn từ của trẻ mở rộng và phong phú hơn, trẻ có thể ghép các từ đơn thành cụm từ, câu đơn giản có nghĩa.
  • Trẻ có thể chỉ vào đúng các đồ vật, bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.
  • Có khả năng thực hiện theo các chỉ dẫn, yêu cầu đơn giản.
  • Nhớ tên được các đồ vật, con vật, người thân quen thuộc.

Tuy nhiên, không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể đạt được mốc phát triển ngôn ngữ chung như trên. Có những trẻ biết nói từ khá sớm nhưng cũng có trẻ chậm nói hơn so với thông thường. Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và tạo nhiều cơ hội để kích thích ngôn ngữ cho trẻ ngay từ bé để giúp trẻ gia tăng khả năng giao tiếp, tương tác xã hội linh hoạt và hiệu quả hơn.

2. Mốc phát triển vận động của trẻ

Dân gian thường hay có câu nói về quá trình tập đi của trẻ rằng “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Đây thực tế là đúc kết từ kinh nghiệm của ông bà xưa để lại và cũng mang một phần chính xác đối với quá trình phát triển vận động của trẻ nhỏ.

Tuy không phải đứa trẻ nào cũng có thể tuân theo quy luật này nhưng khi trẻ bắt đầu đến gần 1 tuổi sẽ dần chập chững những bước đi đầu tiên. Đây được xem là một trong các dấu mốc phát triển vượt bậc khiến cho nhiều phụ huynh cảm thấy vỡ òa trong sự hạnh phúc khi nhìn thấy con có thể tự đứng và bước đi.

Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước
Trẻ từ 12 tháng tuổi đã bắt đầu chập chững bước đi

Trong thực tế, mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng tập đi trong những thời điểm khác nhau, có trẻ biết đi từ khoảng hơn 9 tháng nhưng cũng có trẻ đến gần 18 tháng mới bắt đầu đi những bước chân đầu tiên. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì thời gian biết đi của trẻ chỉ cần dao động từ 9 tháng đến 18 tháng thì được xem là bình thường nên các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.

Cụ thể, các mốc phát triển đi đứng ở trẻ như sau:

  • Trẻ từ 2 đến 3 tháng: Lúc này trẻ bắt đầu tập lẫy.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tháng: Phần lớn trong giai đoạn này trẻ đã có thể tự ngồi trong khoảng vài giây cho đến vài phút.
  • Trẻ từ 6 đến 10 tháng: Sau khi tập ngồi vững, trẻ sẽ bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách tập bò, di chuyển bằng 2 tay và 2 đầu gối.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi: Trẻ có thể chập chững bước đi vài bước hoặc có thể vịn, cầm nắm vào các thành giường, ghế, tay của người lớn để di chuyển bằng 2 chân.
  • Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã có thể đi được vài bước và có thể tự di chuyển nếu có điểm tựa.

Thời gian trẻ biết đi có thể sớm hoặc muộn so với tùy trường hợp khác nhau. Có những trẻ biết đi từ rất sớm, sau đó mới dần phát triển kỹ năng nói nhưng cũng có không ít các trường hợp trẻ tập nói trước và dần mới tập bò, tập đi.

Như vậy có thể thấy rằng, không thể xác định được cụ thể về thời gian trẻ con biết đi trước hay biết nói trước. Tùy thuộc vào khả năng phát triển của mỗi đứa trẻ mà trẻ sẽ dần hình thành và nâng cao các kỹ năng nói, đi đứng của mình.

Các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo ngại khi trẻ đã biết nói từ sớm nhưng mãi vẫn chưa biết đi hoặc trẻ đã biết đi từ sớm nhưng kỹ năng ngôn ngữ không được đảm bảo. Phụ huynh nên dựa vào mốc phát triển chung của trẻ để đánh giá tốt về tốc độ “trưởng thành” của trẻ nhỏ, từ đó có thể kịp thời can thiệp và hỗ trợ nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, chậm đi quá mức.

Trẻ biết đi, biết nói sớm có ảnh hưởng gì không?

Biết đi, biết nói được xem là mốc phát triển quan trọng của mỗi đứa trẻ, tuy nhiên, đây không thể được xem là chuẩn mực để đánh giá về trí thông minh, chỉ số IQ của mỗi trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh thường có rằng khi con biết nói, biết đi từ sớm thì chứng tỏ con là người thông minh hoặc ngược lại, nếu con chậm nói, chậm đi hơn so với các bạn đồng trang lứa thì nghĩ rằng con là đứa trẻ khờ khạo, không có tương lai.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, mỗi đứa trẻ chính là một cá thể độc lập nên quá trình phát triển của trẻ nhỏ cũng có phần khác nhau, không thể tuân thủ đúng theo các quy chuẩn đã được đặt ra. Một đứa trẻ có thể phát triển sớm hay muộn, có thể biết nói hoặc biết đi trước và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ hoặc chứng tỏ về việc trẻ có thông minh hay không.

Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước
Tốc độ biết đi, biết nói của trẻ nhỏ không thể phản ảnh hoàn toàn về sức khỏe và trí thông minh của trẻ.

Thế nhưng đối với một số trường hợp trẻ chậm nói hoặc chậm đi quá mức so với mốc phát triển chung thì các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Cụ thể trẻ từ 2 tuổi chưa biết nói hoặc trẻ hơn 18 tháng tuổi nhưng chưa thể đứng và di chuyển vài bước thì có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nào đó, ba mẹ nên chú ý quan tâm và kịp thời can thiệp để giúp trẻ cải thiện tốt hơn.

Các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ tiến hành thăm khám chậm nói, chậm đi từ trước 4-5 tuổi. Bởi trong những năm tháng đầu đời chính là giai đoạn thích hợp để can thiệp và kích thích các kỹ năng cơ bản ở trẻ nhỏ, giúp trẻ dễ dàng khắc phục các khiếm khuyết, hạn chế của bản thân để cải thiện khả năng vận động, giao tiếp ngôn ngữ hiệu quả hơn.

Tùy vào tình trạng của mỗi trẻ nhỏ mà các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá và lựa chọn biện pháp can thiệp thích hợp nhất. Quá trình cải thiện, kích thích ngôn ngữ và khả năng đi lại của trẻ cần phải phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói, chậm đi và phải kiên trì thực hiện trong một thời gian mới có thể giúp trẻ cải thiện hiệu quả.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc “Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước?”. Việc trẻ biết nói hay biết đi trước còn phải tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và vấn đề này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trí thông minh và các khía cạnh khác của trẻ nhỏ. Mong rằng, phụ huynh có thể quan tâm và tạo nhiều điều kiện để trẻ có thể thuận lợi phát triển các kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ mấy tháng biết nói
Trẻ mấy tháng biết nói? Cột mốc và cách giúp trẻ tập nói

Trẻ mấy tháng biết nói là thắc mắc chung của nhiều gia đình khi quan sát sự phát triển của bé. Giai đoạn bé bập...

Bài Test trẻ chậm nói
Bài Test trẻ chậm nói ASQ-3 giúp phát hiện và can thiệp sớm

Bài Test trẻ chậm nói ASQ-3 có thể giúp phụ huynh sớm phát hiện và can thiệp kịp thời khi nghi ngờ con yêu có...

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 - 3 tuổi
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi: Cách nhận biết & Can thiệp

Mặc dù các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 - 3 tuổi vẫn chưa rõ ràng nhưng nếu phát hiện sớm...

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Những tác hại của smartphone đối với trẻ em cực khủng khiếp

Những tác hại của smartphone đối với trẻ em là một trong các vấn đề thường xuyên được bàn luận và cũng là nỗi lo...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort