Chứng khó viết (Dysgraphia) là gì? Cách giúp trẻ cải thiện

Chứng khó viết (Dysgraphia) là tình trạng thường gặp với triệu chứng điển hình của bệnh là kỹ năng viết tay kém, thường xuyên sai chính tả và lựa chọn từ ngữ khi viết không phù hợp. Trẻ mắc chứng này có nguy cơ mắc phải các rối loạn học tập khác và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập.

Chứng khó viết (Dysgraphia) là gì?

Chứng khó viết (Dysgraphia) là một rối loạn học tập phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng viết tay của cả trẻ em và người lớn. Đây không phải là vấn đề về trí tuệ hay khả năng đọc, mà là việc khó diễn đạt suy nghĩ thành ngôn ngữ viết.

chứng khó viết là gì
Chứng khó viết ở trẻ nhỏ khiến các em không diễn đạt được suy nghĩ bằng cách viết

Đối với người mắc chứng khó viết thì hay có dấu hiệu viết chữ không rõ ràng, bị lỗi chính tả và khó lựa chọn từ ngữ phù hợp khi viết. Đồng thời khó thực hiện hoạt động yêu cầu kỹ năng vận động tinh như cầm bút, buộc dây giày.

Dysgraphia thường xuất hiện ngay từ khi trẻ bắt đầu học viết và nó có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này. Trẻ em mắc chứng này gặp khó khăn trong việc viết đúng kích thước, khoảng cách và chính tả, khiến nét chữ trở nên xiêu vẹo và khó đọc.

Để xác định chính xác tình trạng này, cần phải đánh giá khả năng viết của trẻ so với độ tuổi và chương trình giáo dục. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp các em phát triển kỹ năng viết và cải thiện khả năng học tập.

Các loại chứng khó viết

Chứng khó viết là một rối loạn học tập thường gặp ở trẻ em và có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng lại có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

1. Chứng viết khó

Chứng viết khó đặc trưng bởi việc viết rất nhanh nhưng chữ lại không thể đọc được. Khi trẻ được yêu cầu chép chậm lại, chữ viết có thể dễ đọc hơn nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn rõ ràng. Các bé mắc chứng này viết chính tả kém, thường xuyên mắc lỗi cơ bản dù đã được nhắc nhở. Điều đặc biệt là khả năng đánh máy lại rất ổn, cho thấy không có tổn thương ở tiểu não và bị rối loạn vận động tinh.

dysgraphia là gì
Trẻ mắc chứng khó viết không thể đúng chính tả kể cả khi viết chậm

2. Rối loạn vận động viết

Rối loạn vận động viết xuất phát từ các vấn đề về kỹ năng vận động tinh. Trẻ khó kiểm soát các cơ bàn tay và ngón tay, dẫn đến việc viết chữ rất vụng về. Các bé chỉ có thể viết các mẫu chữ đơn giản và ngắn với sự nỗ lực rất lớn. Khi phải viết dài, trẻ thường cảm thấy rất đau và không thể duy trì lâu hơn. Chữ viết thường không rõ ràng và xiên xẹo mặc dù kỹ năng đánh vần vẫn ổn.

3. Rối loạn vận động không gian

Rối loạn vận động không gian liên quan đến việc nhận thức không gian kém. Những trẻ mắc chứng này cảm thấy khó khăn khi giữ khoảng cách giữa các từ và dòng chữ, dẫn đến chữ viết rất khó đọc. Dù chép lại nhiều lần, chữ viết vẫn không cải thiện. Ngoài ra, các bé có thể không vẽ được tốt và không hình dung được khoảng cách. Tuy nhiên, khả năng đánh máy và đánh vần của trẻ vẫn bình thường.

Nguyên nhân gây ra chứng khó viết ở trẻ

Dù viết là một kỹ năng tưởng chừng đơn giản, nhưng nó lại liên quan đến nhiều chức năng phức tạp của não bộ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

nguyên nhân gây chứng khó viết
Kỹ năng vận động tinh góp phần gây ra chứng khó viết cho trẻ
  • Yếu tố di truyền: Chứng khó viết thường xuất hiện ở các bé trong các gia đình có người thân mắc chứng này.
  • Khó mã hóa chính tả: Trẻ em mắc chứng khó viết thường gặp khó khăn trong việc lưu trữ và nhớ các từ đã viết, ảnh hưởng đến khả năng chính tả và khả năng phân tích chữ cái.
  • Vấn đề với kỹ năng vận động tinh: Chứng khó viết khiến trẻ khó lập kế hoạch cho các chuyển động ngón tay, làm cho việc viết trở nên chậm chạp và không chính xác, ảnh hưởng đến nét chữ và khoảng cách giữa các ký tự.

Dấu hiệu nhận biết của chứng khó viết

Trẻ em mắc chứng Dysgraphia thường có trí tuệ bình thường, thậm chí là trên trung bình nhưng lại gặp khó khăn khi thể hiện suy nghĩ của mình qua việc viết. Việc nhận diện sớm những dấu hiệu này có thể giúp cha mẹ và giáo viên hỗ trợ các con kịp thời:

dấu hiệu của chứng khó viết
Cách cầm bút của trẻ mắc chứng khó viết thường kỳ quặc
  • Thường xuyên viết chữ in hơn là chữ thường, thể hiện sự khó khăn trong việc hình thành chữ cái
  • Chữ viết thường xiêu vẹo, không thẳng hàng, gây khó đọc
  • Tốc độ viết không ổn định, lúc nhanh lúc chậm, có thể làm trẻ mất tập trung
  • Khó sắp xếp khoảng cách giữa các chữ cái, khiến chữ viết trông không đồng nhất
  • Thường xuyên phải tẩy xóa do viết sai chính tả hoặc không nhớ cách viết chữ
  • Nắm bút một cách kỳ quặc, dẫn đến cảm giác đau tay khi viết lâu
  • Chữ viết có hình dáng không bình thường, kích thước và khoảng cách không đồng đều
  • Trẻ có xu hướng né tránh việc viết tay, thích sử dụng máy tính hơn
  • Gặp khó khăn trong việc tạo câu hoàn chỉnh với ngữ pháp và dấu câu chính xác
  • Có biểu hiện co thắt cơ bắp ở cánh tay, đôi khi tạo thành hình chữ L khi viết

Ảnh hưởng của chứng khó viết đối với trẻ

Trẻ mắc chứng khó viết lâu ngày sẽ dẫn đến việc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành bài tập, không thể chú ý lắng nghe giảng và thường xuyên bỏ lỡ nội dung quan trọng trong lớp. Kết quả là mặc dù hiểu bài, nhưng các em nhỏ vẫn có thể nhận điểm thấp khiến mình trở nên tự ti và mặc cảm khi so sánh với bạn bè.

Ngoài ra, trẻ em bị Dysgraphia cũng có thể gặp phải các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu và trầm cảm. Việc viết chậm và khó đọc khiến các bé dễ bị trêu chọc gây ra sự xấu hổ và rụt rè trong giao tiếp. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ và gây khó khăn trong các hoạt động vui chơi, giải trí.

ảnh hưởng của chứng khó viết
Trẻ dễ rơi vào trầm cảm nếu không được can thiệp cải thiện chứng khó viết nghiêm trọng

Chẩn đoán chứng khó viết

Nếu không được chẩn đoán kịp thời, trẻ có thể không nhận được sự can thiệp cần thiết để phát triển kỹ năng viết, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập. Quá trình chẩn đoán chứng khó viết gồm nhiều bước cụ thể sau đây:

  • Trẻ sẽ được đánh giá về lịch sử học tập và những khó khăn gặp phải trong việc viết.
  • Chuyên gia sẽ xem xét điểm mạnh và điểm yếu của trẻ cùng tác động của các biện pháp can thiệp trước đó.

Trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần phiên bản thứ 5 (DSM – 5), chứng khó viết được phân loại là một phần của “rối loạn học tập cụ thể”. Các chuyên gia thường dựa vào những tiêu chí chung sau đây để xác định tình trạng này:

  • Gặp khó khăn đáng kể trong việc viết tay
  • Gặp khó khăn trong việc viết đúng chính tả và sáng tác văn bản
  • Khả năng viết kém hơn so với tuổi và trình độ học vấn của trẻ
  • Các triệu chứng kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Các xét nghiệm chẩn đoán cho ra kết quả chứng khó viết
chẩn đoán chứng khó viết
Bác sĩ thực hiện bài kiểm tra tâm lý và thể chất để chẩn đoán chứng khó viết ở trẻ em

Để chẩn đoán chứng khó viết, không cần đến các xét nghiệm y khoa phức tạp. Thay vào đó, các chuyên gia sẽ tiến hành nhiều loại đánh giá khác nhau, bao gồm:

  • Đánh giá chữ viết tay chính thức bằng cách đo tốc độ và tính dễ đọc của chữ viết
  • Bài kiểm tra phát triển thị giác vận động (VMI) được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kết hợp giữa kỹ năng thị giác và vận động
  • Các bài kiểm tra tâm lý sẽ giúp đánh giá khả năng diễn đạt và kỹ năng vận động tinh.
  • Kiểm tra IQ để loại trừ các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập

Cách giúp trẻ cải thiện chứng khó viết hiệu quả

Các phương pháp hỗ trợ chứng khó viết không chỉ giúp trẻ cải thiện kỹ năng này mà còn giảm áp lực học tập, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp cũng như đạt được thành công toàn diện hơn trong tương lai.

cách cải thiện chứng khó viết
Phụ huynh và giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách cầm bút và viết một cách có hệ thống
  • Chơi đất sét để tăng cường cơ tay, cảm nhận và kiểm soát nó tốt hơn
  • Cho trẻ chơi giữ các đường thẳng trong mê cung để phát triển khả năng kiểm soát vận động
  • Tập cho bé cách kết nối các dấu chấm, dấu gạch ngang để tạo thành các chữ cái hoàn chỉnh
  • Tập tô lại các chữ cái bằng ngón trỏ, đầu tẩy của bút chì để tăng cảm giác viết
  • Bắt chước giáo viên viết lại các nét vẽ tuần tự trong việc tạo chữ cái
  • Sử dụng giấy kẻ hàng để trẻ viết theo dòng, tránh chệch hàng
  • Cho trẻ nhiều thời gian hơn để hoàn thành bài tập, giảm áp lực
  • Cho trẻ sử dụng máy tính để làm bài, giúp dễ dàng hơn trong việc ghi chép
  • Khuyến khích bé viết thư theo lời đọc để nâng cao kỹ năng chính tả
  • Sử dụng bút chì thân tam giác, bút chì Jumbo để tạo sự thoải mái khi viết
  • Dạy trẻ cách viết từ ngữ và câu chữ một cách có hệ thống từng bước một
  • Hướng dẫn các bé viết những từ đơn giản trước, rồi đến những câu dài hơn
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất để phát triển sự linh hoạt của tay
  • Khuyến khích trẻ đọc sách để mở rộng vốn từ và cải thiện khả năng ngữ pháp
  • Tổ chức các buổi trò chuyện trước khi viết để trẻ hình dung được ý tưởng
  • Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi sử dụng cơ ngón tay để tăng cường kỹ năng vận động tinh

Đối diện với chứng khó viết có thể khiến nhiều người cảm thấy nản lòng, đặc biệt là trẻ em. Nhưng quan trọng hơn hết là cả phụ huynh, giáo viên không nên từ bỏ mà phải thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tìm ra cách cải thiện phù hợp nhất cho con trẻ. Qua thời gian sẽ thấy rằng việc viết ở các bé có thể trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:


Các nguồn tham khảo:

  • benhvientamthanbentre.com.vn
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23294-dysgraphia
  • https://dyslexiaida.org/understanding-dysgraphia/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bé bị dính lưỡi chậm nói
Bé bị dính lưỡi chậm nói: Nguy cơ và các biện pháp khắc phục

Bé bị dính lưỡi chậm nói là vấn đề hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua việc thực hiện tiểu phẫu tại bệnh...

trẻ tăng động bị bạn bè xa lánh
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tăng động bị bạn bè xa lánh, bắt nạt?

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những hành vi, cảm xúc khác lạ hơn so với bình thường nên trẻ dễ trở thành...

trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý
5 Trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại Hà Nội tốt nhất

Sự ra đời của các Trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong việc...

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Cần làm gì?

Trẻ chậm nói được xem là một trong các vấn đề đáng lo ngại và khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy trăn trở....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort