SÀNG LỌC CHẬM NÓI MIỄN PHÍ CÙNG NHC ACADEMY
Vừa qua ngày 1/3/2023, Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người triển khai chương trình SÀNG LỌC CHẬM NÓI MIỄN PHÍ CÙNG NHC ACADEMY tại Trường mầm non Chim sơn ca (Cầu Giấy, Hà Nội).
Hiện nay, trẻ chậm nói trong độ tuổi mầm non đang trở thành mối lo ngại lớn với nhiều bậc phụ huynh, nhà trường khi trẻ có những dấu hiệu bất thường như: gọi con không phản hồi, con chậm nói, không nhìn vào mắt khi nói chuyện với ba mẹ,…Tuy nhiên, vì một vài lý do mà các con chưa được sàng lọc đánh giá.
Thấu hiểu được điều đó, tại chương trình SÀNG LỌC CHẬM NÓI MIỄN PHÍ CÙNG NHC ACADEMY, các em nhỏ trong độ tuổi từ 18 tháng – 5 tuổi đã được Đội ngũ Giáo viên, chuyên gia NHC Academy sàng lọc một cách kỹ lưỡng. Những trường hợp trẻ cần đánh giá chuyên sâu cũng được các cô lưu ý cụ thể với ba mẹ.
Cô Ngọc – Hiệu trưởng Trường mầm non Chim Sơn Ca chia sẻ:
Tôi cảm thấy rất lo lắng khi thấy con con chẳng chịu nói gì cả, các cô phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần các con mới làm theo, có em còn không phản hồi gì luôn. Bản thân tôi là người giáo viên cũng là một người mẹ, tôi mong các con sớm được can thiệp để có thể cải thiện tình trạng hiện nay.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Ba mẹ có thể nhận biết được trở ngại trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ tại đây: https://giaoducnhc.vn/dich-vu/giao-duc-tre-cham-noi.
Ths. Bs Đinh Thạc cho hay:
Trẻ chậm nói thường có những rối loạn hành vi làm cho cha mẹ lo lắng như trẻ nghịch phá nhiều hơn, thích làm theo ý mình, hay ăn vạ hay đập phá đồ đạc một cách vô lý, một số trẻ không được quan tâm và can thiệp sớm có thể trở thành trẻ tăng động giảm chú ý, khó hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ thậm chí trở thành trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ.
Một số dấu hiệu chỉ báo ở trẻ chậm nói có nguy cơ mắc chứng tự kỷ:
7 tháng tuổi:
Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh
12 tháng tuổi:
- Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó
- Không quan tâm đến thế giới xung quanh.
- Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
- Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
- Không phản ứng khi được gọi tên.
24 tháng:
- Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ.
- Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời, với các câu gồm 2 từ trở lên.
- Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn
- Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
- Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
- Khi biết chơi, xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
3 tuổi:
- Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
- Không thể ghép các từ thành câu ngắn, không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
- Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
- Vẫn thường xuyên lắp bắp, khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
- Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
- Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.
4 tuổi:
- Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
- Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
- Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
Giai đoạn vàng can thiệp hiệu quả trẻ chậm nói
Theo Ths.Bs Đinh Thạc – Trưởng Khoa Tâm Lý BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhiều cha mẹ thường nhận ra con mình chậm nói muộn nên để lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ cho trẻ.
Ngay khi trẻ 3, 4 tháng tuổi phụ huynh cần quan sát những dấu hiệu phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp hiệu quả nếu trẻ bị chậm nói.
Điều đáng nói, không ít phụ huynh chủ quan cho rằng, chỉ cần chờ đợi một thời gian, trẻ sẽ biết nói. Tuy nhiên, chậm nói để lại hệ lụy không nhỏ. 40% –60% trẻ chậm nói không được can thiệp có thể kéo dài tình trạng này và có nguy cơ cao mắc các vấn đề về xã hội, cảm xúc, khả năng học tập bị hạn chế hoặc thoái lui…khiến trẻ gặp nhiều bất lợi trong công việc và cuộc sống khi trưởng thành…
Ba mẹ muốn tìm hiểu thêm về chứng chậm nói và cách can thiệp vui lòng để lại thông tin hoặc gửi tin nhắn về trang Trung tâm tại đây: http://m.me/giaoducnhc để được Chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất!
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!